Cách đánh răng cho chó vô cùng đơn giản

Chăm sóc răng miêng là mối quan tâm hàng đầu đối với người nuôi thú cưng. Răng miệng cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của những chú chó. Giống như con người, để có một hàm răng chắc khỏe, chó cần được đánh răng đúng cách.


Tuy nhiên vì nhiều nhiều lí do khác nhau nên nhiều Sen còn chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng cho cún nhà mình. Bệnh răng miệng, đặc biệt bệnh nha chu là bệnh phổ biến đối với thú cưng nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và điều trị tốt. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh răng miệng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và đánh răng cho chó hàng ngày. Bên cạnh đó bạn cũng phải lựa chọn những loại đồ chơi gặm phù hợp với chúng.


Chọn thời điểm bắt đầu đánh răng cho chó cũng rất quan trọng. Hãy bắt đầu đánh răng cho chó khi chúng còn nhỏ (thời điểm lý tưởng nhất là lúc khoảng 8 tuần tuổi) hoặc sau khi được chăm sóc răng miệng ở phòng khám thú y. 
Sau đây là các bước hướng dẫn đánh răng cho chó

cach-danh-rang-cho-cho-vo-cung-don-gian-1-1720760334.jpg


1. Để chó làm quen với tay của bạn

Mát xa mép, răng và nướu cho chó. Để chó yên vị ở một vị trí thoải mái. Dùng các ngón tay mát xa chầm chậm phần mép tầm 1 phút và bạn có thể làm như vậy hai lần mỗi ngày.
Tiếp theo, mát xa răng và nướu như trên. Chó cần vài tuần để có thể quen và cảm thấy thoải mái với việc mát xa này.

2. Chọn thời điểm cố định trong ngày để đánh răng cho chó

Điều này sẽ góp phần khiến việc chải răng trở thành thói quen hằng ngày tích cực của thú cưng. Đánh răng hằng ngày ngay trước khi đi dạo hoặc trước khi huấn luyện có thể giúp thú cưng của bạn thực sự mong đợi việc này.
Hãy dành một thời gian (có thể là một vài ngày) để cho cả người và chó làm quen với quy trình này. Sau khi đánh răng xong hãy khen thưởng chúng.

3. Cho chó làm quen với bàn chải và kem đánh răng

Sau khi chó đã làm quen với tay bạn, bạn bắt đầu cho chúng nếm thử vị kem đánh răng bằng cách cho 1 lượng bằng hạt đậu kem đánh răng ra tay và cho chúng nếm. Điều này giúp bạn biết cún nhà mình thích mùi vị của kem đánh răng hay không cũng như giúp làm quen với kem.
Khi chó đã quen với kem đánh răng, bạn hãy cho kem đánh răng ra ngón tay và bắt đầu chà theo chiều dọc của răng và nướu. Đây cũng là những động tác ban đầu của quá trình vệ sinh răng miệng.
Tiếp theo bạn hãy cho chó nhìn thật kĩ chiếc bàn chải. Sau đó hãy cho kem ra bàn chảo và đưa vào miệng chó. Lưu ý không nên đánh răng cho chúng ngay mà hãy để chúng làm quen với việc có bàn chải trong miệng của mình.

cach-danh-rang-cho-cho-vo-cung-don-gian-2-1720760354.jpg

4. Chải vào một chiếc răng trước

Khi chó đã qurn đánh răng với bàn chải, hãy bắt đầu chải với 1 vài chiếc răng trước, thông thường sẽ là răng nanh vì chúng dài nhất.
5. Chải bề mặt bên ngoài của răng

Chải răng và nướu theo chiều dọc và bạn sẽ chỉ mất chưa đến 30 giây để đánh răng cho thú cưng của mình. Đừng cố gắng chải toàn bộ khoang miệng ngay lúc đầu.
Nếu chó chỉ cho bạn chải mặt ngoài hàm răng trên, đừng nản chí vì đó vẫn là phần răng quan trọng nhất trong việc phòng ngừa bệnh nha chu. Hãy kiên trì vì cuối cùng chó cũng sẽ cho bạn đánh hết hai hàm răng của chúng.

6. Chải bề mặt trong của răng

Khi chó bắt đầu quen với việc đánh răng ở bền mặt ngoài, bạn có thể bắt đầu chải tới bề mặt trong của răng. Hãy nhẹ nhàng giúp chó mở miệng ra, hãy chải từ từ từ những vị trí dễ dàng nhất và dần dần tới vị trí khó hơn.
Sau khi đánh răng cho chó xong, bạn cũng không dùng nước súc miệng cho chó. Hơn nữa, bạn không nên quát măng hay đe dọa cún của mình để chúng nghĩ việc đánh răng là miễn cưỡng nhé.
7. Cách đánh răng cho chó hiệu quả
Bạn có thể cho cún nhà mình ăn các loại hạt khô thay vì ăn thức ăn đống hộp, các loại thức ăn mềm. Bởi hạt khô sẽ hạn chế việc tích tụ các mảng bám trên răng.
Việc nhai xương và các loại đồ chơi giúp cho chó tiết nước bọt nhiều hơn. Qua đó sẽ làm giúp sự tích tụ của mảng bám trên răng, đồng thời việc này cũng giúp chúng giảm stress. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp ngắn hạn và không thể thay thế cho việc chải răng.

Việc vệ sinh răng miệng tại nhà có tốt đến mấy, chó vẫn cần được vệ sinh răng miệng ở phòng khám giống như con người. Theo định kỳ 6 tháng bạn nên đưa chó cưng đến viện thu ý để thăm khám.
 Chăm chỉ đánh răng và tích cực đẩy lùi bệnh nha chu cho chó là bạn có thể giảm bớt tần suất của việc vệ sinh răng tại phòng khám và giúp thú cưng của mình có một nụ cười khỏe mạnh và tươi vui hơn.