Bệnh viêm đường ruột ở chó là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị chó bị viêm đường ruột
Các bệnh về đường ruột vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Vậy nên, với những người nuôi chó thì việc trang bị những kiến thức về bệnh, để chăm sóc cún cưng là điều không thể thiếu.
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột và cách chữa trị đúng cách ở chó sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích. Tham khảo dưới bài viết nhé!
1. Bệnh viêm đường ruột ở chó là gì
Bệnh viêm đường ruột ở chó là bệnh thường gặp, đặc biệt xuất hiện nhiều đối với các giống chó nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Ước tính cứ 10 con bị viêm đường ruột, sẽ có 9 con tử vong. Tuy nhiên thời gian ủ bệnh viêm đường ruột thường khá dài, nên nếu bạn nằm lòng được nguyên nhân và triệu chứng bệnh, sẽ giúp cơ hội điều trị cho cún cưng được kịp thời và hiệu quả hơn.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường ruột ở chó
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường ruột ở chó như:
– Virus: Parvovirus, Care, virus gây viêm gan truyền nhiễm,…
– Vi trùng: Coli, Leptospira, Salmonella
– Ký sinh trùng, nấm
– Chó ăn phải những chất độc nguy hiểm, ăn các thức ăn ôi thiu, không tiêu hóa được…
Bệnh viêm đường ruột ở chó
3. Dấu hiệu chó bị viêm đường ruột
Khi mắc bệnh thì sẽ có những hiện tượng tiêu chảy đi đôi với nôn mửa, ở trường hợp này thường do chó bị viêm đoạn trước ruột non. Còn khi con vật biểu lộ đau vùng bụng, thì có thể viêm đã lan xuống ruột già.
Khi đi vệ sinh thì phân của chó có hiện tượng phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu và có thể có màu xanh đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già. Còn nếu bụng căng lên có thể đã bị sốt do nhiễm trùng.
Còn đối với một số con chó lại có biểu hiện đau bụng, lúc đó cún cưng sẽ nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.
4. Cách chữa trị bệnh viêm đường ruột ở chó
Tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn bệnh phát triển sẽ có cách điều trị khác nhau:
* Nếu chó bị đi ngoài kèm theo nôn
Cho thú cưng uống nước hay thuốc khi chó bị đi ngoài kèm theo nôn mửa là sai lầm của không ít người. Bởi việc làm này chỉ kích thích chó ói nhiều hơn mà thôi. Trong trường hợp này, bạn nên điều trị theo cách cấp nước bằng phương pháp tiêm truyền. Có thể tiêm dưới da, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm xoang bụng.
Điều trị theo cách cấp nước bằng phương pháp tiêm truyền. Dịch truyền có thể sử dụng như:
– Dung dịch sinh lý đẳng trương: Sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), Lactate ringer.
– Dung dịch ưu trương: Glucose 10%, 30%.
– Dung dịch bổ sung khác: Đạm (Aminovit, Vimelyte-IV), khoáng (Vime Canlamin, Canxi-Magie), vitamin (Hematopan-B, K, Babevit, Depancy, Vimekat,…).
Tùy vào tình trạng mất nước của chó mà lượng dịch truyền có thể thay đổi, thường dao động khoảng 10 – 20ml/kg thể trọng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, phòng nhiễm trùng tái phát.
Kháng sinh có thể sử dụng
Một số kháng sinh có thể sử dụng kèm theo, để điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó như: Atropin, Primperan, Anti-Scour, Vizyme, Amoxi 15 % LA, Vimefloro FDP, Enroxic LA, Vitamin K, B.
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay vitamin nào, bạn đều phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ thú y.
* Nếu chó bị mất nước nhẹ
Nếu chó của bạn chỉ bị mất nước nhẹ mà không kèm theo hiện tượng nôn mửa thì đơn giản hơn, bạn có thể cấp nước cho cún bằng đường uống. Bằng cách pha dung dịch điện giải Electrolyte.
Bạn nên dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim để bơm vào má trong tình huống chó không chịu uống. Mỗi lần bơm khoảng 1-2ml/kg thể trọng của chó với liều lượng bơm 1 giờ 1 lần.
Trong quá trình điều trị nên cho chó ăn cháo, kiêng đồ dầu mỡ, cá cho đến khi chó khỏi bệnh, phân bình thường lại; bổ sung thêm các loại Vitamin B1, ADE B Complex giúp tăng sức đề kháng cho chó.
Tham khảo sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột ở chó: ANF Nature’s Kitchen Grain Free Probiotics Recipe
Để tránh những diễn biến nặng hơn, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ thú ý để được chuẩn đoán chính xác tình trạng cũng như được chữa trị tốt nhất.